Đối với những người kinh doanh tại Việt Nam, việc sử dụng tính năng của Zalo là rất quan trọng và không thể bỏ qua. Tuy nhiên, đơn thuần chỉ việc đăng sản phẩm trên tường cá nhân không đủ. Cần phải nắm rõ về hướng dẫn sử dụng Zalo OA để tận dụng tối đa tiềm năng của nền tảng này cho doanh nghiệp của mình.
>>> Xem thêm: Zalo Chatbot – Công cụ đột phá cho doanh nghiệp trong nâng cao trải nghiệm khách hàng
Zalo OA là gì?
Zalo OA là một trang web được Zalo tạo ra để phục vụ cho mục đích kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp hay nhãn hàng. Đây là tài khoản chính thức được các tổ chức sử dụng để tiếp cận đến nhóm khách hàng của mình trên Zalo.
>>> Xem thêm: PNJ – Kinh doanh trang sức và chăm sóc khách hàng trực tuyến với Zalo Official Account
Các tính năng đặc biệt của Zalo OA
Zalo OA còn cung cấp các tính năng hữu ích cho người dùng như:
- Zalo Broadcast: Gửi tin nhắn hàng loạt cho người quan tâm đến quảng cáo
- Zalo Store: Đăng sản phẩm, quảng cáo và quản lý sản phẩm của cửa hàng
- Zalo Post: Viết những bài viết thu hút khách hàng tiềm năng trên post
- Zalo menu: Tạo menu trên trang như thông tin liên hệ, gian hàng, link web,…
Người dùng còn có thể trả tiền để mua lượt hiển thị quảng cáo cho bài viết, sản phẩm hoặc video quảng cáo sản phẩm.
Hướng dẫn sử dụng Zalo OA một cách tối ưu
Để sử dụng Zalo OA hiệu quả, cần chú ý học hướng dẫn sử dụng Zalo OA. Một số phần cần chú ý sau đây:
Broadcast
Trong trường hợp của Fanpage, để gửi tin nhắn đến những người đã like page nhưng chưa từng inbox thì duy nhất cách là chạy Remarketing Facebook. Điều này sẽ tốn một số chi phí. Tuy nhiên, với tính năng Broadcast của Zalo OA, doanh nghiệp có thể gửi tin nhắn đến tất cả những người đã quan tâm mà không tốn phí. Với tài khoản doanh nghiệp có thể gửi 4 tin Broadcast miễn phí mỗi tháng. Và tin nhắn Broadcast sẽ được gửi vào hộp thư cá nhân của người dùng Zalo.
Chat trực tiếp
Có thể chat trực tiếp với khách hàng và quản lý các cuộc trò chuyện một cách hiệu quả trên Zalo. Ngoài ra, còn gửi ảnh, biểu tượng cảm xúc, video và các tập tin khác. Để tối ưu hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Thêm vào đó, doanh nghiệp có thể đặt nút Zalo trên các kênh khác như trang web hay blog. Để khách hàng có thể nhắn tin trực tiếp với bạn khi bấm vào nút đó. Đặc biệt là đặt mã QR để khách hàng có thể quét mã QR nhanh chóng và nhắn tin với bạn trên Zalo.
Thống kê
Mục thống kê trên trang sẽ giúp quản lý các hoạt động diễn ra trên trang. Như lượng người quan tâm, like, share, comment một cách hiệu quả. Thông qua mục này, biết được loại nội dung nào được quan tâm nhiều nhất. Sự tăng trưởng tính theo tuần/tháng/năm, thông tin nhân khẩu học của khách hàng, … Từ đó, xây dựng chiến lược cụ thể hoặc điều chỉnh chiến lược marketing hiện tại và tương lai để đạt được hiệu quả cao hơn.
Quản lý thông tin
Trên Zalo OA, doanh nghiệp có thể quản lý thông tin của mình và chỉnh sửa chúng, chẳng hạn như thông tin của cửa hàng. Ngoài ra, còn tạo lời chào, tin nhắn trả lời tự động, và menu lựa chọn cho khách hàng. Cũng có thể đăng tải các tài liệu như giấy phép kinh doanh để tăng độ uy tín cho doanh nghiệp. Quản lý danh sách người quan tâm và mời họ theo dõi bằng số điện thoại. Cuối cùng là xem lịch sử hoạt động của nhân viên để quản lý tốt hơn.
Cửa hàng
Trên Zalo OA, doanh nghiệp có thể đăng ảnh và chỉnh sửa chúng theo ý muốn. Đồng thời, tạo danh mục sản phẩm, quản lý đơn hàng. Và thiết lập chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng. Thêm các chính sách giao hàng và thiết lập phương thức thanh toán để khách hàng có thể dễ dàng theo dõi.
Ngoài ra, còn một số hướng dẫn sử dụng Zalo OA hiệu quả khác như: Mời bạn bè quan tâm; đăng tin bài chất lượng; thường xuyên đăng tải, chia sẻ lên nhật ký; sử dụng mã QR; sử dụng quảng cáo trên Zalo, …
>>> Xem thêm: Thông báo nâng cấp tính năng Gọi thoại
Tạm kết
Trên đây là hướng dẫn sử dụng Zalo OA hiệu quả và giới thiệu các tính năng, khu vực trong giao diện quản lý tài khoản OA. Nhằm hỗ trợ tối đa công tác bán hàng của doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp hơn ở Zalo.